Hiện tượng đau quặn bụng dưới – Nguyên nhân và cách chữa trị

Đau bụng quặn dưới là một triệu chứng khá phổ biến ở nhiều người, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ. Đây là một cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng bụng dưới, thường xảy ra vào các ngày kinh nguyệt hoặc trong khi tiêu hóa có vấn đề. Đau bụng quặn dưới có thể gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị đau bụng quặn dưới để giúp bạn có được sự thoải mái và giảm thiểu khó chịu nếu rơi vào tình trạng này. 

  1. ĐAU QUẶN BỤNG DƯỚI LÀ GÌ? 

Đau bụng dưới là tình trạng đau ở vùng bụng dưới ngang rốn. Cơn đau thường kéo dài âm ỉ hoặc đau theo từng cơn quặn bụng và tùy theo căn nguyên gây ra đau bụng dưới sẽ có những biểu hiện đặc điểm, tính chất cơn đau khác biệt. 

  1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐAU QUẶN BỤNG DƯỚI 

Đau quặn bụng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: 

Chu kỳ kinh nguyệt 

Đau bụng kinh là những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thường nằm ở khu vực trung tâm ngay dưới rốn (mặc dù nó có thể lan sang 2 bên). Đây là do tác động của hormon estrogen và progesterone, khiến tử cung co lại gây ra cảm giác đau. Đau bụng quặn dưới trong chu kỳ kinh nguyệt có thể được giảm bằng cách sử dụng thuốc giảm đau hoặc thực hiện các bài tập thể dục đơn giản.

Viêm đại tràng 

 Đau bụng quặn dưới cũng có thể do viêm đại tràng. Đây là bệnh thường do các loại vi khuẩn đường ruột gây nên. Biểu hiện thường thấy của bệnh là đau quặn bụng từng cơn kèm theo triệu chứng mót rặn, phân nhầy mũi, hoặc phân lỏng, sốt. 

Viêm ruột thừa

Nếu cảm thấy đau nhói vùng bụng dưới lệch bên phải, đau âm ỉ liên tục hay bị buồn nôn và sốt, hoặc đôi khi có tiêu chảy thì khả năng cao là bạn đang bị viêm ruột thừa. Trong trường hợp này, bạn cần tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. 

Bệnh phụ khoa

Các bệnh như u xơ tử cung hoặc buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra đau bụng quặn dưới. Bạn sẽ cần theo dõi sát tình trạng của mình và tư vấn với bác sĩ để điều trị.

  1. CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐAU QUẶN BỤNG DƯỚI 

Đau quặn bụng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có biểu hiện khác nhau. Do đó cách điều trị cũng khác nhau. 

Cụ thể, nếu như hiện tượng đau quặn bụng dưới xuất phát do chu kỳ kinh nguyệt hay rối loạn tiêu hóa, stress… chị em có thể làm dịu cơn đau bằng trà gừng, mật ong pha nước ấm, ngoài ra có thể thực hiện các phương pháp thư giãn như massage, yoga, các bài tập thể dục nhẹ nhàng. 

Nhưng nếu cơn đau kéo dài và âm ỉ, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều tiết nội tiết tố… theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc. 

Bên cạnh đó, để tránh việc mắc bệnh nhưng không biết, không kịp thời điều trị. Bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để có phương pháp điều trị tốt nhất. 

  1. PHÒNG TRÁNH ĐAU QUẶN BỤNG DƯỚI NHƯ NÀO? 

Viêm đại tràng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau quặn bụng dưới. Không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến viêm loét, ung thư đại trạng vô cùng nguy hiểm. Ngày nay, đi cùng với tình trạng ô nhiễm thực phẩm đáng báo động, vi khuẩn virus và áp lực cuộc sống khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh viêm đại tràng ngày càng cao. 

Ai cũng có thể mắc bệnh viêm đại tràng nếu không có cách phòng tránh bệnh đúng cách. 

Bên cạnh duy trì lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn khoa học cũng như thường xuyên đi thăm khám sức khỏe thì bạn có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Tràng Phục Khang – sản phẩm tuyệt vời để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tràng Phục Khang giúp giải độc và bảo vệ đại tràng, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa và giảm căng thẳng, tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, Tràng Phục Khang sở hữu thành phần thiên nhiên hoàn toàn an toàn cho sức khỏe, đem đến những hiệu quả vượt trội. 

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị đau quặn bụng dưới. Bạn nên chủ động phòng ngừa triệu chứng này và khi có dấu hiệu bất thường, nên kịp thời gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời. Chúc cho các bạn đều có sức khỏe tốt nhất!

Lưu ý: Nội dung bài viết không thể thay thể chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *